BỆNH TRẦM CẢM – 7 CÁCH NHẬN BIẾT

 

Bệnh trầm cảm có thể cản trở các hoạt động hàng ngày, thậm chí đôi khi đe dọa đến tính mạng. Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng của bệnh trầm cảm dưới đây, hãy thử tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia.

Trầm cảm là một trong những vấn đề tâm lý phổ biến trong xã hội ngày nay và nhất là trong đại dịch COVID-19. Chúng ta không nên coi thường bệnh trầm cảm , vì nó có nguy cơ làm gián đoạn thói quen gây nguy hiểm đến tính mạng theo như tác giả Đặng hoàng Giang của tác phẩm Đại dương đen. Vì vậy, chúng ta phải biết các triệu chứng của bệnh trầm cảm nói chung.

Để khi phát hiện ra những triệu chứng này ở bản thân, hay những người xung quanh thì chúng ta sớm có những biện pháp xử lý. Dưới đây là 7 triệu chứng trầm cảm phổ biến thường gặp phải.

Mệt mỏi mặc dù bạn đang không làm việc

Cảm thấy mệt mỏi là một điều tự nhiên, đặc biệt nếu chúng ta hoàn thành những việc nặng nhọc cả ngày. Nhưng sẽ trở nên không bình thường nếu ai đó cảm thấy mệt mỏi mặc dù họ không làm gì cả. Vì đây có thể là một triệu chứng của bệnh trầm cảm mà ít khi bạn nhận ra. Mệt mỏi ở những người bị trầm cảm có tác động tiêu cực đến các hoạt động xã hội khác, dấu hiệu có thể là mệt mỏi hay dễ trở nên cáu kỉnh với mọi người xung quanh.

Lúc nào cũng cảm thấy tội lỗi

Cảm giác tội lỗi quá mức về mọi thứ thường thấy ở những người bị trầm cảm. Những người trải qua các triệu chứng của bệnh trầm cảm có xu hướng khó nhìn nhận mọi thứ từ mặt tích cực. Thậm chí thường xuyên tự trách bản thân.

Một người bị trầm cảm có thể cảm thấy tội lỗi về những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Chẳng hạn, có thiên tai hay dịch bệnh xảy ra thương vong, anh ta sẽ tự trách mình, mặc dù sự việc này nằm ngoài tầm kiểm soát của anh ta.

Sống nội tâm

Một trong những triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh trầm cảm là một người chui vòng trong vỏ ốc của họ. Hầu hết những người bị trầm cảm cảm thấy miễn cưỡng ra khỏi nhà, thậm chí trong nhiều tháng. Có nhiều yếu tố khiến người trầm cảm muốn rút lui khỏi môi trường xung quanh nhưng lý do thường xảy ra nhất là cảm giác sợ hãi khi cho rằng không được môi trường hay những người xung quanh chấp nhận bản thân mình.

Rối loạn giấc ngủ

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm thường không được người bệnh chú ý. Những người bị trầm cảm thường phàn nàn về việc rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh những người không ngủ được, một số người bị trầm cảm khác lại cảm thấy cần phải ngủ suốt cả ngày. Họ có xu hướng không có năng lượng để đứng dậy và cảm thấy khó khăn khi ra khỏi giường. Vì vậy đối với những người bệnh trầm cảm thì đạt được một giấc ngủ ngon là một thứ vô cùng khó khăn

Mất hứng thú

Nếu một người đột nhiên mất hứng thú với những thứ mình thích thì cần phải đề phòng. Đây có thể là một triệu chứng của bệnh trầm cảm. Hầu hết những người bị trầm cảm đều thừa nhận rằng họ không còn ham muốn thực hiện những sở thích trước kia của mình.

Ví dụ, nếu ai đó từng dành hàng giờ để chơi thể thao như tennis, bóng đá … nhưng đột nhiên không còn hứng thú nữa thì điều này là đáng để chúng ta phải quan tâm

Khó tập trung

Cảm giác mệt mỏi mọi lúc ở những người bị trầm cảm có ảnh hưởng đến mức độ tập trung. Những người bị trầm cảm thường không thể học tập và làm việc một cách tối ưu vì khó tập trung. Đây là một trong những lý do khiến một người bị trầm cảm bị giảm sút hiệu quả học tập ở trường hoặc hiệu quả trong công việc.

Tim đập nhanh

Theo CNN Indonesia, có những triệu chứng thể chất là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Một trong những phổ biến nhất; tim đập nhanh không rõ lý do. Đối với những người không có tiền sử bệnh tim, tình trạng này nên được theo dõi kỹ hơn. Bởi vì những người bị trầm cảm thường cảm thấy tim đập nhanh, thậm chí khiến họ trở nên yếu ớt và hoảng sợ với môi trường xã hội xung quanh.

Tấc cả các triệu chứng trên là đặc điểm thường thấy ở những người mắc bệnh trầm cảm. Nhưng có thể nếu những đặc điểm này cũng xuất hiện ở những người bình thường với một số điều kiện nhất định. Vì vậy, đừng tự chẩn đoán một cách vội vàng.

Để xác định tình trạng tâm lý của một người, chúng ta cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia y tế trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, bạn nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5 tác động tiêu cực của việc trẻ em thường xuyên xem TV

Trao yêu thương trong mùa khai giảng 'đặc biệt'

Hạnh phúc là gì?